Thang máy là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về mặt an
toàn, do đó khi công ty thang máy tiến hành lắp đặt và chạy thử xong
thì thang máy cần phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm
định và cấp phép an toàn thì khi đó thang máy mới chính thức được phép
hoạt động. Vậy quy trình kiểm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về quy
trình kiểm định thang máy nói chung cũng như thang máy gia đình nói riêng.
1. Tiêu chuẩn áp dụng
- TCVN 6395-2008: Thang máy điện- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt .
- TCVN 6904-2001: Thang máy điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6396-1998: Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6905-2001: Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 7628-2007: Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng?
- TCVN 5867-1995: Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.
- TCVN 6904-2001: Thang máy điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6396-1998: Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6905-2001: Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 7628-2007: Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng?
- TCVN 5867-1995: Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.
2. Phương tiện kiểm định
Yêu cầu về phương tiện kiểm định: Các phương tiện kiểm định phải phù
hợp với tiêu chuẩn Quốc gia, với đối tượng kiểm định và phải được kiểm
chuẩn, có độ chính xác phù hợp với qui định của cơ quan
chức năng có thẩm quyền, bao gồm những loại sau:
- Thiết bị đo điện trở cách điện.
- Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
- Thiết bị đo dòng điện.
- Thiết bị đo hiệu điện thế.
- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.
- Các thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở.
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
- Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần.
- Thiết bị đo điện trở cách điện.
- Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
- Thiết bị đo dòng điện.
- Thiết bị đo hiệu điện thế.
- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.
- Các thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở.
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
- Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần.
Các phương tiện trên được các trung tâm kiểm định trang bị cho các
kiểm định viên, ngoài ra các phương tiện này còn phải được kiểm tra định
kỳ để đảm bảo độ chính xác.
3. Các bước kiểm định thang máy
Khi kiểm định lần đầu, kiểm định hàng năm, kiểm định định kỳ và kiểm
định bất thường, cơ quan kiểm định phải tiến hành lần lượt theo các bước
sau:
- Kiểm tra bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải.
- Các chế độ thử tải – Phương pháp thử.
- Xử lý kết quả kiểm định.
- Kiểm tra bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải.
- Các chế độ thử tải – Phương pháp thử.
- Xử lý kết quả kiểm định.
Đối với các loại thang máy như thang máy tải khách, thang máy gia đình
thì chu kỳ kiểm định là không quá 5 năm một lần. Thông thường chi phí
kiểm định thang máy lần đầu sẽ do công ty thang máy thanh toán, còn các
lần kiểm định tiếp theo đơn vị kiểm định sẽ làm việc
trực tiếp với chủ đầu tư về thời gian và phí kiểm định.
Tem kiểm định thang máy
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì các bên liên quan như đơn vị
cung cấp thang máy, chủ đầu tư, đơn vị kiểm định cần phải hết sức chú
trọng tới công tác kiểm định thang máy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét