Như chúng ta đã biết, trong thời gian vừa qua, tai nạn thang máy ở các chung cư liên tiếp xảy ra khiến dư luận hoang mang về chất lượng thang máy tại các mô hình “ thành phố thu nhỏ” này. Vậy mà, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định tăng phí dịch vụ chung cư lên 4 lần so với quy định hiện tại. Phí dịch vụ tăng đồng nghĩa với việc người dân sống trong các khu chung cư lại phải gồng mình lên với mức phí mới. Quyết định này khiến dư luận đặt câu hỏi: “ Phí dịch vụ tăng thì chất lượng chung cư liệu có tăng hay vẫn sập sệ theo kiểu giời ơi đất như hiện nay?”. “ Phí dịch vụ tăng thì an toàn thang máy liệu có được nâng cao hay không?”.
-
1.An toàn thang máy trong thời gian vừa qua khiến dư luận hoang mang
Chỉ
trong một vài tháng gần đây, các vụ tai nạn thang máy xảy ra “ như cơm
bữa” làm chúng ta không khỏi hoang mang vì chất lượng thang máy tại các
chung cư.
Còn
nhớ, vào ngày 18/5 vừa qua, vụ tai nạn đau thương gây ra cái chết cho
ba thanh niên tại tòa nhà CT10 – chung cư Đại Thanh làm nhiều người bàng
hoàng. Ba công nhân xấu số ấy chết khi tuổi đời còn rất trẻ, có người
còn chưa tròn 18 tuổi. Nguyên nhân gây ra tai nạn là bởi chiếc thang máy
bất ngờ tụt chốt an toàn khiến cả ba rơi từ tầng 18 xuống và gây ra hậu
quả đau lòng. Tai nạn xảy ra, chẳng biết phải đổi trách nhiệm cho ai
đây? Chẳng nhẽ đổi tại cái thang máy vì nó trực tiếp dẫn đến sự việc.
Không! Thang máy là
do con người điều khiển. Lỗi ở đây là do chủ đầu tư đã quá coi nhẹ coi
nhẹ sự an toàn của những chiếc thang máy và người lao động, dẫn đến
những cái chết thương tâm như vậy.
Tòa nhà CT10 – Đại Thanh, nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm
Cái
chết của ông Nguyễn Văn Hòa ( 56 tuổi) tại tòa nhà Constrexim CT3 Cầu
Giấy cũng là một trong những vụ việc gây ám ảnh dư luận về chất lượng
thang máy của các chung cư. Hay mới đây, vụ kẹt thang máy tại thành phố
Hồ Chí Minh, làm thiếu niên tên Hà Quốc Oai chết tức tưởi cũng khiến
nhiều người bất bình. Đây chỉ là ba trong số những vụ tai nạn thương tâm
về thang máy xảy ra liên tiếp chỉ trong một thời gian ngắn. Còn những
sự cố về chiếc thang máy tại các chung cư thì vô vàn. Nó được người dân
coi như là “ chuyện cơm bữa”. Đơn cử như vụ thang máy rơi tự do tại tòa
nhà Hạ Long Dc ở phường Bạch Đằng – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh
đã khiến nhiều người “ hút chết”. Những nạn nhân trong vụ việc này chỉ
biết bất lực và la hét. Tiếng la hét ấy là vì sợ hãi đồng thời cũng là
vì chất lượng dịch vụ tại các chung cư còn quá kém khiến họ phải bức
xúc.
Các
tai nạn về thang máy liên tục xảy ra như vậy, dù gây hậu quả nghiêm
trọng hay không thì cũng làm người dân đặt dấu chấm hỏi về chất lượng
dịch vụ tại các chung cư hiện nay. Vậy mà trong khi dư luận còn đang
hoang mang thì bất ngờ phí dịch vụ chung cư lại tăng gấp 4 lần.
-
2.Tăng phí liệu chất lượng có tăng?
Có
một nghịch lý tỷ lệ thuận được đem so sánh như thế này: tai nạn chung
cư tăng đồng nghĩa với phí dịch vụ chung cư cũng tăng. Tai nạn làm người
dân hoang mang thì phí dịch vụ lại làm người dân phát sốt. Theo quy
định mới của Ủy ban nhân dân thành phố được áp dụng từ ngày mùng 1/6,
mức giá dịch vụ nhà chung cư tối thiểu sẽ là 800 đồng/m2/tháng, mức giá
tối đa là 16.500 đồng/m2/tháng, áp dụng cho chung cư có thang máy. Với
chung cư không có thang máy tối thiểu là 450 đồng/m2/tháng, tối đa là
5000 đồng/m2/tháng. Mức giá trên chưa bao gồm các dịch vụ khác như bể
bơi, sân tenis, tắm hơi hoặc các dịch vụ cao cấp khác. Tuy đưa ra mức
giá trần như vậy nhưng Ủy ban nhân dân thành phố cũng cho biết mức giá
cuối cùng vẫn là do quản lý nhà chung cư quyết định. Vậy thì mức phí mới
mà thực tế người dân phải đóng khi sống trong các chung cư sẽ có thể là
tăng nhiều hơn cả 4 lần. Và người chịu thiệt thòi không ai khác cũng
vẫn chỉ là người dân mà thôi.
Nhìn
vào thực tế nhà chung cư ở Việt Nam hiện nay có thể thấy ngay rằng,
chất lượng dịch vụ còn chưa đáp ứng được chuẩn yêu cầu. Việc đánh giá,
kiểm tra chất lượng dịch vụ tại các tòa nhà chung cư chưa được triển
khai thường xuyên. Không chỉ có tai nạn thang máy làm người dân hoang
mang mà chất lượng các loại dịch vụ khác cũng làm những cư dân sống
trong mô hình “ thành phố thu nhỏ” cảm thấy không hài lòng? Vậy việc
tăng phí ở thời điểm hiện tại liệu có phải là quyết định sáng suốt
không? Hay nó chỉ nhằm thu lợi nhuận cho một số đơn vị, cơ sở còn phần
thiệt thòi vẫn luôn là về phía những người dân. Không biết khi ban hành
việc tăng phí dịch vụ này, cơ quan quản lý có nghĩ đến việc cần yêu cầu
chủ các tòa nhà chung cư phải tăng chất lượng dịch vụ?
Còn
nhớ , vào tháng 12/2011, người dân sống tại chung cư Keangnam – một
trong những chung cư cao cấp nhất Việt Nam đã phải ầm ầm kéo nhau đi
biểu tình với các khẩu hiệu “ Phản đối Keangnam thu phí cao, dịch vụ
thấp”, “ Dịch vụ thấp giá trên trời”, “ Nhà tôi, tôi phải được vào”,….
Không chỉ một lần, mà các sự cố ở tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam xảy ra
thường xuyên khiến báo chí tốn không ít giấy mực. Cuộc biểu tình của
người dân Keangnam đã khiến dư luận một lần nữa lại dậy sóng về chất
lượng dịch vụ tại các chung cư. Đa số ý kiến đều cho rằng chất lượng
dịch vụ tại các chung cư ở Việt Nam còn quá thấp. Tai nạn và các sự cố
xảy ra thường xuyên. Vậy mà mức phí dịch vụ thì cứ tăng theo thời gian
làm người dân chóng mặt.
Người dân Keangnam biểu tình vào tháng 12/2011
Phí
dịch vụ cứ theo đà tăng như thế này làm không khí tại các chung cư ngày
một nóng hơn. Việc tăng phí liệu có tỉ lệ thuận với chất lượng hay
không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hy vọng rằng, phí có tăng thì an toàn thang máy
cùng các dịch vụ khác cũng phải được nâng cao hơn. Có như vậy mới tạo
được “ lòng tin chiến lược” đối với người dân để họ an tâm hơn khi sống
tại các tòa nhà ấy.
Ttheo : http://giadinhelevator.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét