Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Quy chuẩn an toàn của thang máy gia đình

Thang máy gia đình có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm trở lại đây, nhiều gia đình đưa thang máy vào sử dụng ngay từ khi thiết kế nhà để xây dựng, cũng có một số gia đình nhà đã xây cách đây nhiều năm giờ thấy giao thông bất tiện cũng cải tạo lại để lắp đặt thêm thang máy gia đình, ưu điểm của thang máy gia đình là tiết kiệm diện tích, không gian dù nhỏ như trong lòng cầu thang bộ hay giếng trời, nhà vệ sinh cải tạo lại…đều có thể lắp đặt được, nên dòng thang máy này rất được nhiều gia đình tư nhân lựa chọn.
Tuy nhiên để lắp được một chiếc thang máy chuẩn, an toàn và hoạt động bền bỉ lại là một vấn đề hết sức ngang giải, nhiều gia đình khi bỏ ra tiền cải tạo, tiền lắp đặt thang máy…phải đến cả 400-500 triệu nhưng rút cuộc khi thang máy vào hoạt động hư hỏng liên tục, nhốt người thường xuyên dẫn đến các thành viên trong gia đình sợ không giám sử dụng nữa, như vậy vô tình lại thành tiền mất tật mang. Để thang máy hoạt động tốt, an toàn thì khi lắp đặt phải có quy chuẩn an toàn nhất định, từ kỹ thuật tới mẫu mã của thiết bị, sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình mình. Thang máy gia đình là thiết bị dùng để di chuyển người ở nhà tầng, theo chiều thẳng đứng, vì vậy thang máy gia đình có yêu cầu nghiêm ngặt về mức độ an toàn. Vì vậy để có một khuôn mẫu chung thì thang máy gia đình phải tuân theo 1 quy chuẩn an toàn được đưa ra. Theo quy chuẩn quy định rõ về mẫu mã, sản xuất, lắp đặt, cứu hộ của thang máy gia đình.
Thang máy gia đình và những quy chuẩn an toàn

1. VỀ MẪU MÃ THANG MÁY.

+ Kích thước của loại thang máy gia đình cần sản xuất theo kích thước tiêu chuẩn của nhà sản xuất thang máy đưa ra.
+ Chiều cao của thang máy gia đình chỉ nên sử dụng với các công trình xây dựng dưới 10 tầng.
+ Tải trọng trung bình dùng cho thang máy gia đình có mức tải trong từ 350kg đến 1 tấn, tuy nhiên mức tải trọng cần tương xứng với kích thước hố thang, kích thước cabin.
+ Tốc độ của thang máy gia đình trung bình chỉ hoạt động ở tốc độ khoảng 30m/p đến khoảng 90m/p (trong đó loại từ 60m/p – 90m/p nên dùng cho các công trình từ 6- 10 tầng).
+ Chất liệu sử dụng làm cabin cho thang máy gia đình phải là những chất liệu được phép như các loại inox, kính, nhôm.

2. VỀ LẮP ĐẶT THANG MÁY.

Loại thang máy gia đình, đặc biệt là thang máy gia đình liên doanh được cung cấp bởi khá nhiều các đơn vị sản xuất. Đó cũng là lý do nó được lắp đặt bởi khá nhiều các thợ kỹ thuật với tay nghề khác nhau. Vì vậy trước khi đưa vào hoạt động, thang máy gia đình cần thực hiện các bước nghiệm thu như:
Chạy thử thang máy, kiểm định an toàn cho thang máy, kiểm tra về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng cũng như độ chính xác trong lắp đặt thang máy, đặc biệt là việc lắp đặt các thiết bị an toàn.

3. VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THANG MÁY GIA ĐÌNH.

Kiểm định an toàn là bước bắt buộc trước khi đưa thang máy vào hoạt động. Việc kiểm định phải được thực hiện bởi các đơn vị uy tín trên thị trường như đơn vị kiểm định của bộ lao động, thương binh và xã hội.
Định kỳ kiểm định: thang mới sẽ có thời hạn kiểm định sau lần đầu tiên là 3 năm/ 1 lần. thang có tuổi đời 8- 10 năm thời gian kiểm định 1 năm /1 lần. Ngoài ra các thay đổi đột xuất cho thang như sửa chữa, cải tạo cũng cần kiểm định lại.
Thang máy gia đình và những quy chuẩn an toàn

4. VỀ SỬ DỤNG THANG MÁY TRONG GIA ĐÌNH.

Sử dụng thang máy gia đình cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng hoặc nội quy sử dụng thang máy như:
+ Sử dụng thang máy đúng mục đích.
+ Không dùng thang máy tải khách để chở hàng hóa, đặc biệt những hàng hóa nặng, hàng hóa bị cấm như các chất dễ gây cháy, nổ.
+ Sử dụng thang máy gia đình đúng mức tải trọng được quy định của nhà sản xuất.
+ Trong quá trình sử dụng thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo đúng định kỳ 1 – 2 tháng/ 1 lần.
+ Người sử dụng thang máy chỉ sử dụng những thang máy trong trạng thái hoạt động tốt, không có sự cố hoặc bất thường nào trong quá trình sử dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét