Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Chung cư 17 tầng bị “cắt” thang máy.

Các hộ dân cho rằng chủ đầu tư cố ý gây khó, tạo áp lực để ép họ đóng phí bảo trì.
Hơn 1.000 người dân ở chung cư 584 Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP.HCM) bức xúc khi nhiều thang máy ở đây đồng loạt ngưng hoạt động một cách bất thường. Chiều 23-12, giữa đại diện hơn 360 căn hộ và chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 đã có cuộc tranh luận gay gắt nhưng kết quả đạt được cũng không đáng kể.
Leo bộ 17 tầng lầu
Chung cư 584 cao 17 tầng, được chia làm bốn block với trên 360 căn hộ. Mỗi block có hai thang máy phục vụ cho việc đi lại của cả ngàn người. Tuy nhiên, gần đây bà Nga ở căn hộ A3.1 cho biết nhiều thang máy hư một cách bất thường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người dân. Cá biệt, thang máy lô A đã ngưng hoạt động suốt hai tháng qua.
Các thang máy còn hoạt động thường xuyên gặp cảnh “kẹt thang” nặng. “Mỗi lần đi thang máy, tôi phải chờ 10 phút. Sáng 10 phút, chiều 10 phút, cả nhà tôi mất đứt 80 phút cho việc chờ thang máy” - bà Nga phản ánh.
Nhà hàng tiệc cưới này được “hô biến” từ nhà sinh hoạt cộng đồng, lại gây khói bụi và ồn ào cho cư dân. Ảnh: MP
Tại buổi trao đổi, nhiều cư dân “tố” việc chủ đầu tư cố ý không vận hành thang máy có thể gây ra hệ lụy lớn. “Mỗi ngày, hàng trăm người phải cuốc bộ lên xuống mười mấy tầng lầu làm trễ giờ học, muộn giờ làm. Nếu chẳng may có trường hợp cấp cứu sẽ không kịp xoay sở, có thể gây hậu quả nghiêm trọng” - ông Nguyễn Mạnh C. ở căn hộ A2.2 phản ứng gay gắt.
Gây khó để ép đóng phí?
Trước phản ứng của người dân, UBND phường Phú Thọ Hòa đã đến ghi nhận thực tế và đề nghị ban quản lý (BQL) chung cư (thuộc Công ty 584) sớm khắc phục nhưng đến nay tình trạng vẫn không thay đổi.
Chủ đầu tư đưa ra giải pháp bằng việc đề nghị các hộ dân… đóng phí bảo trì. Ông Trần Nam Kha, Phó Tổng Giám đốc Công ty 584, thuyết phục người dân rằng đơn vị đang gặp khó khăn, nguồn thu từ phí quản lý chung cư (trên 130 triệu đồng/tháng) không đủ trang trải. Mặc khác, trước đây khi bán căn hộ, Công ty 584 chưa tính phí bảo trì (2% tổng giá trị căn hộ - NV) nên bây giờ đề nghị người dân nộp. “Chung cư đã hết hạn bảo hành, chúng tôi phải thu phí bảo trì mới có tiền sửa chữa” - ông Kha giải thích.
Trước đó một bảo vệ của chung cư đã để lộ thông tin BQL yêu cầu “cắt” bớt một thang máy nhằm tạo áp lực, buộc người dân nhanh chóng đóng khoản phí trên.
Không có chức năng nhưng vẫn đòi thu
Về nghĩa vụ đóng phí 2% mà ông Kha cố nhắc đi nhắc lại, cư dân viện dẫn Quyết định 08/2008, Thông tư 37/2009 của Bộ Xây dựng và khẳng định: Nhóm việc quản lý và vận hành nhà chung cư bao gồm đảm bảo thang máy (cùng với máy bơm nước, máy phát điện dự phòng, các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh…) được duy trì hoạt động. Do vậy, khoản phí dịch vụ quản lý họ đóng hằng tháng phải được phân bổ cho các đầu việc này chứ không phải dùng từ phí bảo trì.
Một giảng viên ĐH Luật TP.HCM cư ngụ tại chung cư cho biết: “Theo quy định, phí bảo trì sẽ do ban quản trị chung cư do cư dân bầu ra, quản lý và sử dụng vào việc bảo trì phần sở hữu chung của chung cư. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp, nghĩa vụ nộp phí phải do chủ đầu tư thực hiện”.
Luật sư Nguyễn Hoàng Linh, Đoàn Luật sư Tiền Giang, khẳng định: “Chung cư duy trì BQL thuộc chủ đầu tư trong thời gian dài mà không tạo điều kiện để cư dân bầu ra ban quản trị là trái các quy định pháp luật. Hơn nữa, hầu hết các căn hộ này đều bán sau 1-7-2006 (thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực), các chủ hộ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng 2% phí bảo trì, được tính trong giá nhà trước đó”. Như vậy, việc BQL viện dẫn khó khăn để yêu cầu người dân đóng phí là không thỏa đáng.
Đuối lý, ông Kha cam kết sẽ “sửa thang máy ngay ngày hôm sau”. Thế nhưng qua tìm hiểu của PV, đến hôm nay thang máy tại lô A vẫn chưa được “đụng” đến. Được biết, tại chung cư này còn tồn tại một loạt mâu thuẫn khác giữa chủ đầu tư với cư dân, mặc dù chính quyền đã can thiệp nhưng BQL vẫn chưa khắc phục.
Tùy ý “xử lý” phần sở hữu chung
Luật Nhà ở quy định nơi giữ xe hai bánh là phần diện tích chung nhưng Công ty 584 lại coi đây là phần riêng và không đưa nguồn thu từ đây vào nguồn chi chung.
Dù Quyết định 08/2008 của Bộ Xây dựng nghiêm cấm nhưng BQL vẫn tùy nghi cắt xén phần diện tích chung ở tầng trệt và tầng một cho thuê đậu xe taxi, mở nhà hàng tiệc cưới, khu thương mại, văn phòng, gây ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, mùi hôi.
BQL còn tự ý cơi nới, xây dựng trái phép, chiếm dụng không gian chung ở tầng hầm, xây thêm khối văn phòng ở tầng một, “bổ sung” so với thiết kế khu nhà penhouse trên sân thượng. Sở Xây dựng đã lập biên bản xử lý nhưng đến nay những phần vi phạm này vẫn chưa bị tháo dỡ.
Theo: phapluattp.vn

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Trường CĐ Công nghệ - ĐH Đà Nẵng khánh thành Thang máy phục vụ đào tạo.

Hôm nay 22/12, Trường Cao đẳng (CĐ) Công nghệ - Đại học (ĐH) Đà Nẵng đã làm Lễ khánh thành và đưa vào sử dụng thang máy công nghệ hiện đại – quà tặng của FUJITEC và ME (2 doanh nghiệp Nhật bản). Tổng giá trị món quà hết sức đặc biệt này ước tính khoảng 37.000 đôla Mỹ ( trong đó 22.000 USD là giá trị xuất xưởng của thang máy, cộng thêm chi phí vận chuyển, lắp đặt).

“Thang máy này đã trở thành biểu tượng thành công trong hợp tác giữa trường CĐ Công nghệ, ĐH Đà Nẵng và 2 Công ty M.E, Fujitec (Nhật bản). Thang máy là học cụ đặc biệt, phục vụ trực tiếp và đắc lực cho các lớp giảng dạy và khóa huấn luyện về kỹ thuật thang máy cho Học sinh - Sinh viên (HSSV) các ngành Cơ Điện tử, Điện tự động hoá, Cơ khí xây dựng – Tiến sĩ Võ Như Tiến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
 
Các đại biểu danh dự cắt băng khánh thành thang máy phục vụ đào tạo - huấn luyện kỹ năng. -Ảnh: T.Ngọc

Để sẵn sàng đón nhận và sớm đưa quà tặng của FUJITEC và ME vào khai thác, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đúng kế hoạch; trường CĐ Công nghệ, ĐH Đà Nẵng đã tích cực chuẩn bị từ địa điểm đến vốn đối ứng cũng như chọn lựa nhà thầu có năng lực để việc lắp đặt được phần bao che thang máy đạt tính thẩm mỹ cao nhất. Trong điều kiện khó khăn tài chính, nhưng nhà trường đã chi phối gần 300 triệu phục vụ cho công tác xây dựng, bao che bằng kính cường lực khung thép và hoàn thiện công trình thang máy. Bên cạnh đó, quá trình lắp dựng và vận hành kỹ thuật, chỉnh sửa hoàn thiện, các cán bộ - nhân viên nhà trường đã cùng các kỹ sư Nhật hứng chịu ảnh hưởng 2 cơn bão và điều kiện thời tiết khắc nghiệt của một năm thiên tai đổ dồn cho miền Trung.

Được biết, trong khuôn khổ hợp tác dự án “Tầm nhìn tương lai” (ký kết ngày 6/3/2012) giữa trường CĐ Công nghệ, ĐH Đà Nẵng và Công ty M.E. Trong 2 năm qua, Công ty M.E đã phối hợp cùng nhà trường đào tạo 2 khoá Kỹ thuật thang máy và đã có 24 HSSV tốt nghiệp. Khoá đầu tiên khai giảng vào đầu tháng 7/2012 và khoá thứ 2 khai giảng vào tháng 7/2013. Đây là các khoá học chuyển giao “Công nghệ về thang máy” và các công nghệ có liên quan đến các đơn vị ở Việt Nam nói chung và trường CĐ Công nghệ nói riêng.
 
Đại diện lãnh đạo Công ty M.E và Công ty Fujitec trao chìa khóa (tượng trưng theo nghi thức thông lệ)
đến PGS.TS Trần Văn Nam và TS Võ Như Tiến. -Ảnh: T.Ngọc

Dự án “Tầm nhìn tương lai” giữa trường CĐ Công nghệ, ĐH Đà Nẵng và Công ty M.E đã hướng đến yêu cầu hình thành và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và chuyên môn thích hợp, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước một cách rõ nét - Tiến sĩ Võ Như Tiến nhấn mạnh thêm.

Mặt khác, khoá học đã góp phần cung cấp kiến thức cập nhật cho các kỹ sư trẻ của nhà trường đáp ứng nhu cầu hợp tác và trao đổi nguồn lực giữa hai đơn vị. Và thông qua các khoá đào tạo này Công ty M.E đã chọn 4 HSSV có thành tích học tập xuất sắc đưa đi đào tạo chuyên sâu và sau đó làm việc ngay tại Nhật Bản. Sự kiện này đã tạo ra động lực lớn cho các thế hệ HSSV của trường.

Và từ thành công tốt đẹp của chương trình đào tạo kỹ thuật thang máy khóa đầu tiên, Công ty M.E đã tích cực giới thiệu để đến tháng 4/2013, Công ty Fujitec chính thức nhận lời viện trợ cho trường CĐ Công nghệ, ĐH Đà Nẵng một thang máy mới nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy tại trường. Chưa dừng lại ở đó, Công ty M.E đã tiếp tục cử kỹ sư và cán bộ kỹ thuật đến Đà Nẵng trực tiếp lắp đặt và hiệu chỉnh kỹ thuật của thang máy.

Theo Tiến sĩ Võ Như Tiến, đây là một thành quả rất cụ thể của mối hợp tác chân tình và đầy hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp nước ngoài. Qua đây có thể thấy rằng thông qua một đối tác trực tiếp của mình, nhà trường có thể tiếp nhận hỗ trợ từ đối tác thứ III. Và đây là một hình mẫu, phương thức hợp tác mới đã mang lại “quả ngọt đầu mùa”.
 
Các đại biểu tham quan và đi thang máy. -Ảnh: T.Ngọc

PGS.TS Trần Văn Nam – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cũng đồng tình với nhìn nhận này và khẳng định thêm: Đây là chương trình hợp tác hết sức cụ thể và thật sự là một điển hình giữa một doanh nghiệp Nhật Bản với một cơ sở đào tạo Việt Nam. Thành công của thỏa thuận hợp tác này có tác dụng và ý nghĩa rất to lớn. Đó là hỗ trợ trường CĐ Công nghệ, hỗ trợ cả ĐH Đà Nẵng có thêm điều kiện về trang thiết bị đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo; hướng đến mục tiêu đào tạo các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, kỹ năng thành thạo; sẵn sàng hòa nhập và làm việc tốt trong môi trường lao động đầy cạnh tranh của bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhất là đáp ứng những đòi hỏi ngày một khắt khe hơn của thị trường lao động do sự tiến bộ không ngừng của công nghệ sản xuất đặt ra.

“Trường CĐ Công nghệ cần tổ chức khai thác triệt để và hiệu quả hệ thống thang máy trong việc phục vụ cho đào tạo ở các ngành nghề có liên quan như Điện, Điện tử, Cơ điện tử, Cơ khí,... phối hợp cùng phía Nhật thực hiện tốt việc bảo trì bảo dưỡng cho thang máy để thiết bị này luôn sẵn sàng phục vụ cho việc dạy và học trong điều kiện tốt nhất” - PGS.TS Trần Văn Nam đề nghị.

Trong khuôn khổ Dự án “Tầm nhìn tương lai” giữa trường CĐ Công nghệ, ĐH Đà Nẵng và Công ty M.E; kỹ sư Kazunori Fujiwara đã sang Đà Nẵng và trực tiếp giảng dạy, huấn luyện. Tiếp đó, các các kỹ sư Kazuhito Watanabe và Satoshi Tatara lại sang Đà Nẵng trực tiếp tham gia vào việc lắp đặt và (cũng là bước hướng dẫn thực hành nóng công tác lắp đặt) hệ thống thang máy để tặng lại cho một trường CĐ tại Việt Nam sử dụng vào mục đích đào tạo và nghiên cứu.
 
Các đại biểu tham quan (mặt sau) của hệ thống thang máy

Đây là thời khắc tôi mãn nguyện nhất và tôi muốn gửi lời cảm ơn chân tình đến những người bạn Nhật, các Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản là các ông Lê Đức Lương, Lê Quốc Thịnh, cảm ơn các bạn Việt Nam có mặt ngày hôm nay đã giúp tôi hoàn thành một tâm nguyện – ông Masahito Miyazaki - Tổng Giám đốc M.E Inc bộc bạch.

Việc hỗ trợ Việt Nam nói chung, mà cụ thể là hỗ trợ đào tạo cho Trường CĐ Công nghệ, ĐH Đà Nẵng hoàn toàn xuất phát từ ý nguyện và cá nhân và tôi đã lặng thầm làm công việc này trong nhiều năm qua. Hẳn nhiên tôi đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, động lực giúp tôi phải hoàn thành, đó là khi tôi phát hiện Việt Nam các bạn đang gặp khó khăn trong đào tạo về kỹ thuật thang máy. Những tập giáo trình về đại cương cho đến lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì thang máy các bạn đang sử dụng (mà tôi có cơ hội tiếp cận), đều có rất nhiều thiếu sót về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng.
 
Ông Masahito Miyazaki - Tổng Giám đốc M.E Inc. -Ảnh: T.Ngọc

Và tôi quyết định sẽ âm thầm giúp Việt Nam nâng cao khả năng đào tạo nguồn lực trong lĩnh vực này. Tôi rất khó quên những kỷ niệm về chiếc thang máy này, nhất là nó đã được các kỹ sư của chúng tôi cùng các kỹ sư và kỹ thuật viên Việt Nam lắp đặt trong điều kiện trong vòng 1 tháng, có đến 2 cơn bão uy hiếp thành phố này!.
 
PGS.TS Trần Văn Nam và Tiến sĩ Võ Như Tiến tặng hoa và quà đến đại diện Lãnh đạo Công ty M.Evà Fujitec

Xúc tiến đầu tư không chỉ có gọi vốn!
Một “nhân vật” nhận được rất nhiều lời cảm ơn chân thành trong buổi Lễ là ông Lâm Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư của TP Đà Nẵng. Người đã nhiệt tình giúp đỡ cho ĐH Đà Nẵng, cho trường CĐ Công nghệ trong chương trình hợp tác nói trên. Và theo ghi nhận từ cả 2 phía, chính ông Lâm Quang Minh là người đóng vai trò đầu mối liên kết Công ty M.E của Nhật Bản với Trường CĐ Công nghệ và ĐH Đà Nẵng.

“Tôi cho rằng, công tác xúc tiến đầu tư không đơn thuần là lo gọi vốn đầu tư về cho thành phố chúng ta càng nhiều, càng tốt là xong chuyện. Đó mới là một vế của vấn đề, của trách nhiệm mà một cơ quan xúc tiến phải triển khai. Tôi cho rằng xúc tiến đầu tư về nguồn lực mới đầu tư bền vững cho tương lai. Nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, kỹ năng hành nghề vững vàng chính là nền tảng bền vững cho phát triển. Chính vì vậy, với dự án này, chúng tôi đã dồn rất nhiều tâm huyết và quyết tâm để thực hiện. Giờ đây có thể nói, thành phố chúng ta lại có thêm một mô hình, cách làm mới trong hợp tác quốc tế, hợp tác với doanh nghiệp để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực” - ông Lâm Quang Minh chia sẻ.
 
Ông Lâm Quang Minh (người đứng thứ tư từ bên phải ảnh sang) và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Ông Lâm Quang Minh cũng cho biết, năm 2013, Việt Nam và Nhật Bản long trọng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ và cũng là năm hợp tác Việt Nam - Nhật Bản được nâng lên tầm chiến lược. Đối với thành phố Đà Nẵng, đến nay trong tổng số 279 dự án đầu tư nước ngoài đã có gần 80 dự án của các doanh nghiệp Nhật bản và các dự án này đều hoạt động rất có hiệu quả. Đặc biệt, dự án lắp ráp Ôtô của hãng Nissan tuy mới đi vào hoạt động đã thành công ngoài mong đợi. Năm 2013, dự án này đã đóng góp 1,5 triệu đôla (tiền thuế) cho ngân sách thành phố. Và trở lại với câu chuyện “chiếc thang máy đặc biệt” mà hôm nay chúng ta khánh thành, Công ty Fujitec – Nhật bản cũng đã và đang sẵn sàng cho việc xây dựng một Nhà máy sản xuất thang máy ngay tại Đà Nẵng, tiếp theo sau những đầu tư hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố. Đây là những tin vui, tin tốt lành cho triển vọng hợp tác Việt - Nhật và Đà Nẵng - các doanh nghiệp Nhật.
Trần Ngọc thực hiện
Theo ictdanang.vn
Đại học Đà Nẵng - www.udn.vn

Một số lưu ý khi có hoảng hoạn ở nhà cao tầng

Nhất là dân cư ở các thành phố lớn nên chú ý nhiều hơn tới các điểm này, bởi đặc thù của nhà cửa ở đây là san sát, vì vậy khi xảy ra cháy nổ sẽ rất nguy hiểm cho những nhà xung quanh.
Một số những chú ý mà mọi người nên tham khảo để đề phòng trường hợp có hỏa hoạn xảy ra.
1.Đầu tiên là việc tránh sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn, nhất là đối với những người ở trung cư cao tầng, khi có hỏa hoạn thường rất sợ hãi vì ở tầng quá cao nên theo thói quen sẽ thường di chuyển bằng thang máy. Di chuyển bằng thang máy khi có hỏa hoạn là điều cấm đầu tiên.
hoang hoan khong dung thang may
 2.Chỉ giúp đỡ những người xung quanh khi mình có sức khỏe, tránh trường hợp sức khỏe kém sẽ làm ảnh hưởng tới mình và những người khác.
3.Khi dọn về sống tại khu nhà nào hoặc làm việc ở khi nhà nào thì nên chú ý tới các cửa thoát hiểm của căn nhà đó.
4.Khi thoát ra ngoài lúc có hỏa hoạn phải chú ý làm theo hướng dẫn của người chỉ huy hoặc đội cứu hỏa.
5.Nếu quá trình thoát hiểm mà bị lửa bén vào quần áo thì tốt nhất nên bịt mặt lại và lăn qua lăn lại nhiều vòng, đây là  cách nhanh nhất để dập lửa.
6.Khi phát hiện có đám cháy bù

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bị phạt gần 300 triệu đồng vì "tè bậy" trong thang máy

Một tòa án Nhật Bản phạt một người đàn ông 1,3 triệu Yên (13.000 USD)  vì hành vi đi tiểu trong thang máy của Công ty đường sắt Kyushu 6 tháng liền trong năm 2012.
Người đàn ông bị phạt đến từ Higashi. Theo cáo buộc tòa án, ông này đã đi tiểu vào thang máy ở nhà ga Chihaya trong 6 tháng liền (từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2012).
 Bị phạt gần 300 triệu đồng vì đi tiểu trong thang máy

Nhà ga Kyushu

Các nguyên đơn cho rằng, việc đi tiểu hàng ngày của bị đơn dẫn đến ăn mòn các bộ phận của thang máy, buộc các nhà điều hành phải thay thế các chi tiết sớm hơn định kỳ.
Thẩm phán Ryosuke Takahashi sau đó đã ra phán quyết, buộc bị đơn bồi thường thiệt hại cho Công ty quản lý đường sắt Kyushu, vì đã mất gần 1,21 triệu Yên (12,000 USD, tương đương hơn 270 triệu đồng) để thay thế các bộ phận bị hư hỏng của thang máy cũng như cửa và sàn nhà.
Hồ sơ vụ kiện cho biết, hàng ngày bị đơn thường đi qua các trạm xe lửa và khi đi thang máy để đến các cửa vé, ông ta đã đi tiểu trong đó.
Bị đơn không đồng ý mức phạt 1,3 triệu Yên vì các bộ phận hư hỏng có thể do thời gian và được tái sử dụng.Tuy nhiên, thẩm phán Takahashi đã bác bỏ lời bào chữa của bị đơn và cho biết "toàn bộ các chi tiết cần thiết thay thế và không thể tái sử dụng."

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Quy định sử dụng thang máy

Thang máy là thiết bị máy móc cần được đảm bảo an toàn cho người sử dụng, chính vì vậy người sử dụng cần phải tuân thủ theo đúng những nguyên tắc mà nhà sản xuất đưa ra.
1.Không chở quá số lượng người, hoặc hàng hóa đã được quy định về tải trọng trong cabin thang.
2.Không dùng tay hoặc vật gì để giữ chặn cabin quá 20 giây. Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa thì cần có người vận hành thang máy giữ cửa cho sử dụng.
su dung thang may va thang bo

3.Không được phép sử dụng chuông báo khẩn cấp khi đang sử dụng và thang máy đang hoạt động bình thường.
4.Không vận chuyển các loại hàng hóa như cát, đá, sỏi rời bằng thang máy, không dùng thang máy để trở các chất dễ gây cháy nổ, như ga, xăng, dầu…
5.Không nhảy, lắc, dung, nô đùa khi đang sử dụng thang máy, kể cả lúc 1 mình hoặc lúc đông người.
6.Trường hợp thang máy có sự cố thì cần bình tĩnh bấm chuông gọi người trợ giúp, không tự động cậy cửa thang máy để thoát ra ngoài.
7.Cấm người say rượu. Người thần kinh không bình thường vào sử dụng thang máy, cấm trẻ nhỏ tự ý dùng thang máy 1 mình.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thang máy thì người dùng cần tuân thủ theo những quy định về an toàn thang máy cho người sử dụng.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Công nghệ mới của KONE được lắp đặt tại Marina Bay Sands

Cáp dẫn thang máy siêu nhẹ và siêu bền UltraRope của Tập đoàn KONE được chọn lắp tại khu nghỉ dưỡng phức hợp sang trọng 5 sao Marina Bay Sands, Singapore.
KONE là tập đoàn dẫn đầu về cải tiến công nghệ trong ngành thang máy và thang cuốn. Tập đoàn thông báo về gói lắp đặt dòng công nghệ mới - Cáp dẫn thang máy siêu nhẹ và siêu bền UltraRope cho khách hàng đầu tiên là khu nghỉ dưỡng phức hợp sang trọng 5 sao Marina Bay Sands tại Singapore. Dòng cáp dẫn thang máy mới này đã được lắp đặt cho các thang máy chở khách đi từ tầng trệt đến tầng 34 - 57, đạt 195 mét, tại tòa tháp thứ 3 của khu khách sạn.
Hinh-1.jpg
Khu nghỉ dưỡng phức hợp sang trọng 5 sao Marina Bay Sands (Singapore) đang sử dụng 146 thang máy, 6 thang cuốn KONE và nâng cấp cáp thép dẫn thang máy Kone UltraRope cho một trong những thang máy của đại công trình này.
Với ba tòa tháp khách sạn ấn tượng và công viên Sands Sky nối kết ở bên trên, khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands đã được khai trương từ năm 2010. Đại công trình này sử dụng 146 thang máy và 6 thang cuốn thương hiệu KONE. Đồng thời, Thang máy KONE cũng là đơn vị bảo trì hệ thống thang máy, thang cuốn tại đây. Với việc nâng cấp cáp thép dẫn thang máy UltraRope cho một trong những thang máy của tòa nhà, khu nghỉ dưỡng này đã cam kết xa hơn với KONE về việc sử dụng năng lượng hiệu quả và lưu chuyển dòng người êm ái hơn.
Được cấu tạo từ một lõi sợi cacbon và một lớp phủ độc đáo có tính ma sát đặc biệt cao, UltraRope đã loại bỏ những nhược điểm của dây thép thông thường. Sợi cáp siêu nhẹ này khiến việc tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà cao tầng như Marina Bay Sands có thể giảm thiểu một cách đáng kể. Sợi cáp đặc biệt chắc chắn, độ bền cao, chống mài mòn và có dòng đời sử dụng rất dài ít nhất là gấp 2 lần so với cáp thép thông thường.
Hinh-2.jpg
Công nghệ cáp mới UltraRope có tính chắc chắn, độ bền cao, chống mài mòn và có dòng đời sử dụng rất dài.
“Chúng tôi quan tâm rất nhiều đến công nghệ cáp mới UltraRope từ khi công nghệ này được ra mắt vào tháng 6 và tôi rất vui mừng khi công trình lắp đặt đầu tiên trên toàn cầu đã được diễn ra ở Singapore tại một biểu tượng của thành phố và của công trình kiến trúc sáng tạo. Marina Bay Sands là công trình tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ của tòa nhà thông minh”, Noud Veeger, Phó Chủ tịch và Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông của KONE phát biểu.
Dòng thang hiện đại MiniSpace đã được đưa vào sử dụng vào tháng 9 năm nay và được công bố tại Liên hoan Kiến trúc Thế giới (WAF) diễn ra trên đảo quốc này trong tuần đầu tiên của tháng 10 tại Marina Bay Sands. KONE là nhà tài trợ của WAF - Liên hoan Kiến trúc và trao giải thưởng lớn nhất Thế giới cho cộng đồng Kiến trúc toàn cầu - nhằm tôn vinh và chia sẻ những công trình kiến trúc xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới.
Hinh-3.jpg
Marina Bay Sands là công trình tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ của tòa nhà thông minh. Và công nghệ Kone UltraRope rất phù hợp khi được lắp đặt đầu tiên tại đây.
“Hiện nay các chủ đầu tư tại Việt Nam rất quan tâm đến yếu tố tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa công tác bảo trì của toàn bộ công trình. Công nghệ UltraRope của KONE sẽ góp phần để những công trình tại Việt Nam tiếp tục vươn cao hơn nữa”: Ông Nguyễn Văn Vũ, Tổng giám đốc của Kone Việt Nam cho biết.